Nền tảng tư tưởng

Chuẩn mực Người RVC:

Có khát vọng xây dựng RVC thành một công ty hùng mạnh.

Trung thực, đoàn kết, biết ơn người đi trước.

Luôn đặt lợi ích tập thể lên trước.

Tư duy đột phá và dám làm việc khó.

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Chấp nhận gian khổ.

Tự lực, tự cường.

Tỷ mỉ, triệt để.

Quy tắc ứng xử:

Phạm vi điều chỉnh của bộ quy tắc này là ý thức và đạo đức của người RVC.

Đối tượng điều chỉnh của bộ quy tắc ứng xử này là người C&C bao gồm giám đốc, nhân viên, nhân viên hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, các cộng tác viên của RVC.

Uy tín và tương lai của RVC tuỳ thuộc vào cách chúng ta hành động trong công việc hàng ngày.

Chắc chắn rằng, những quy tắc ứng xử được nêu ra ở đây chưa phải đã hoàn chỉnh và bao quát được hết các tình huống. Chúng ta sẽ tiếp tục cập nhật và hoàn thiện chúng.

Người RVC ứng xử tại nơi làm việc:

Không gian làm việc:

Chúng ta xây dựng không gian làm việc thân thiện và sáng tạo.

RVC cho phép mỗi người được tạo một không gian làm việc riêng mang tính cá nhân. Không gian làm việc của mỗi người được hiểu là bàn làm việc của cá nhân người đó.

Mỗi người RVC phải có ý thức giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, không gian làm việc sạch sẽ.

Thương hiệu RVC

Luôn có ý thức phát hiện và thông báo những hư hỏng, sai sót ở các hình ảnh của RVC hay các ấn phẩm có hình ảnh của RVC cần khắc phục, sửa chữa.

Khuyến khích giữ gìn và tập hợp gửi về Công Ty các hình ảnh, ấn phẩm, băng hình, băng ghi âm, các vật lưu niệm … về RVC để đưa vào phòng truyền thống.

Tác phong

Đến sớm hơn trước ít nhất 5 phút so với giờ quy định được coi là đến đúng giờ.

Ý thức học tập

Mỗi người phải có trách nhiệm đào tạo người ngay dưới mình. Giám đốc đào tạo các trưởng phòng, trưởng phòng đào tạo Phó phòng và các nhân viên.

Có ý thức tổng hợp, lưu giữ những kinh nghiệm cho những người mới, những người tiếp quản công việc của mình bằng cách viết các guideline, quy trình.

Cách học của RVC là trả lời câu hỏi “Tại sao?”.

Đọc sách phải trở thành thói quen của người RVC.

Ý thức tiết kiệm

Giữ gìn và bảo quản tài sản chung cũng được coi là một hình thức tiết kiệm.

Thường xuyên rà soát lại công việc của mình để phát hiện những điểm bất hợp lý, có thể thay đổi cho phù hợp hơn, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng.

Ý thức bảo vệ thông tin

Không nên sử dụng thư điện tử của công ty để gửi và nhận các thông tin cá nhân (không liên quan đến công việc).

Không nên tiết lộ cho bất kỳ ai ngoài RVC bất cứ thông tin nào liên quan đến công ty khi chúng chưa được công khai, mà không được phép của cấp quản lý hay theo yêu cầu của pháp luật, vào bất kỳ thời điểm nào trong hay sau thời gian làm việc tại công ty.

Không nên để tài liệu quan trọng ở trên bàn hay tại khu vực làm việc mà người khác có thể thấy.

Không nên chuyển thông tin quan trọng qua máy fax vì có thể lộ thông tin cho những người không được quyền biết.

Thực hiện đổi toàn bộ password, xóa thư điện tử … đối với những trường hợp nhân viên RVC thôi việc.

Tránh các hành động dẫn đến xung đột lợi ích với C&C

Không nên nhận tiền hoặc tài sản từ các bên thứ ba liên quan đến các giao dịch làm ăn với RVC.

Không nên hợp tác hoặc nhận tư vấn cho khách hàng, đối tác hay các công ty cùng ngành với RVC.

Không nên tham gia bất kỳ một hoạt động bên ngoài nào cạnh tranh với việc kinh doanh của RVC.

Không nên tham gia việc làm ở bên ngoài hoặc các hoạt động khác gây cản trở khả năng của bản thân trong việc dành thời gian và sự tập trung cần thiết cho công việc tại RVC.

Không được nhận quà biếu, tiền của đối tác, khách hàng … để ra những quyết định đi ngược lại lợi ích của RVC.

Không được sử dụng tiền, tài sản của RVC để mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình, bạn bè mình.

Ứng xử của người RVC trong công việc

Quên đi thành công:

Mỗi khi áp dụng thành công một chiến lược, một chính sách, chúng ta sẽ đặt câu hỏi nếu làm ngược lại thì sẽ thế nào?

Không chạy theo thành tích:

Việc gian lận để đạt được thành tích được coi là một hành động phá hoại RVC.

Các sai sót hoặc kẽ hở của chính sách cần sớm được phát hiện và báo cáo lại với đơn vị có liên quan. Những trường hợp cố tình vận dụng những kẽ hở của chính sách sẽ bị sử lý thích đáng tùy theo tính chất của sai phạm.

Tránh chủ nghĩa bình quân

Mọi đánh giá đều phải có tiêu chí rõ ràng và minh bạch, có sự phân chia, phân loại hợp lý.

Hãy yêu công việc của mình:

Hãy làm những điều tốt nhất có thể để mỗi ngày trôi qua là một ngày của sự hoàn thành công việc và đạt được các mục tiêu đề ra.

Đơn giản hóa

Nghiêm cấm việc copy và cắt dán mà không hiểu bản chất, nội dung.

Một văn bản được coi là đủ ý mà không rườm rà là văn bản tập trung trả lời được đủ 5 câu hỏi (5 W): Ai (Who), Cái gì (What), Ở đâu (Where), Tại sao (Why), Như thế nào (How).

Thường xuyên rà soát lại các qui trình để bỏ đi cái không cần thiết, hãy đặt câu hỏi tại sao cho những gì đang tồn tại.

Ứng xử giữa người RVC và người RVC

Sống có trách nhiệm:

Ở RVC không chấp nhận hành động đẩy việc. Chúng ta coi hành động giao việc mà không có hướng dẫn cụ thể về hướng triển khai, kết quả mong đạt được, thời gian hoàn thành… là đẩy việc.

Người RVC sẽ không bao giờ nói “không” khi được đề nghị giúp đỡ mà hãy cùng nhau tìm ra giải pháp để thực hiện công việc.

Luôn quan tâm tới đồng nghiệp, nhất là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.

Tôn trọng lẫn nhau:

Luôn chào hỏi, mỉm cười khi gặp nhau..

Luôn cảm ơn đồng nghiệp của mình. Lời cảm ơn không chỉ được dùng trong trường hợp nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ người khác mà nó còn được dùng ngay cả khi người khác chỉ ra cái xấu, cái chưa tốt, cái cần khắc phục của bản thân.

Không nói xấu người khác, nhất là nói xấu sau lưng. Những dạng bình luận hoặc phê bình này đều được coi là không chính thống và không có giá trị.

Khi chúng ta không đồng nhất về quan điểm:

Khi đưa ra quan điểm của mình, cần phải có lập luận, căn cứ để bảo vệ, cần giải thích rõ, vì sao bạn lại nghĩ hoặc làm như vậy.

Nếu không nhất trí, cần phải đưa ra phương án riêng của mình với những chi tiết cụ thể, không được nói chung chung.

Khi nêu ra những tồn tại, chúng ta cần phải đưa ra phương án giải quyết những tồn tại đó.

Khi chúng ta không biết một điều gì đó:

Khi không biết một điều gì đó, trước khi đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chúng ta thử liên tiếp đặt 5 câu hỏi “Tại sao?”. Khi giải đáp được chúng, bạn đã tìm ra được 70% lời giải đáp cho câu hỏi rồi.

Hãy đừng ngần ngại đặt câu hỏi.

Mắc lỗi

Với những lỗi cần được xử lý, chúng ta quy trách nhiệm cá nhân nhưng cũng xét đến trách nhiệm của tập thể. Một tập thể có cá nhân mắc lỗi, tập thể đó cũng không được đánh giá tốt.

Ứng xử của lãnh đạo RVC

Lãnh đạo ở RVC là như thế nào?

Lãnh đạo cần phải biết cộng việc và chia việc: Khi có những việc lớn, hoặc những việc chưa có tiền lệ, người lãnh đạo phải biết phân tích thành những việc nhỏ hơn. Khi đó, chúng ta sẽ thấy những việc đó trở nên đơn giản hơn bởi phần lớn đều là những công việc chúng ta đã biết cách giải, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là mới và khó. Như vậy, chúng ta sẽ không thấy ngại việc lớn, ngại việc mới, ngại việc khó.

Lãnh đạo ở RVC không được sợ người giỏi hơn mình. Bởi người lãnh đạo ở C&C phải giỏi trong việc đặt người đúng vị trí và biết tìm những người giỏi chuyên môn hơn mình để đặt vào những vị trí thích hợp.

Quyết đoán, chính trực: Khi chưa có quyết định cuối cùng, chúng ta có thể đưa ra bàn bạc với tập thể với phương châm 70% là quyết (cảm nhận thấy có thể thành công được 70% là quyết). Nhưng khi đã quyết rồi, chúng ta điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Gương mẫu:

Văn hóa của người Việt Nam là văn hóa làm gương. Người đứng đầu cần phải làm trước thì nhân viên mới biết và làm theo.

Biết xin lỗi nhân viên.

Quan tâm, đồng cảm với nhân viên:

Thường xuyên nói chuyện với nhân viên.

Biết lắng nghe.

Biết nghe hai tai.

Lãnh đạo với 4 chịu, 4 biết và 10 chữ trong hành động:

Chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn.

Biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự tốt với mọi người.

Tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cấp dưới trọng, sáng tạo để cấp dưới có thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt luôn luôn có điểm tựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện cảm hóa, tiến bộ trưởng thành.

Ứng xử giữa người RVC và khách hàng:

Mỉm cười, chào đón khách hàng với thái độ thân thiện:

Mỉm cười với khách hàng khi họ cách bạn từ 2m trở ra.

Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện.

Luôn hồi đáp trong quá trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ.

Khách hàng có quyền biết tất cả các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của RVC, mỗi người RVC có nghĩa vụ đáp ứng mọi thông tin đó đến cùng.

Chúng ta không nói quá nhiều về những việc mình làm được, có 10 thì chỉ nói 8.

Hãy lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi.

Làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của RVC làm khách hàng phiền lòng / thất vọng nhất:

Khách hàng luôn đúng.

Nếu lợi ích của khách hàng xung đột với quyền lợi của RVC thì đặt lợi ích của khách hàng lên trước.

Hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử:

Khi đối diện với một tình huống khó khăn, để đưa ra một quyết định đúng nhất, bạn nên tự hỏi bản thân một số câu hỏi sau:

Tại sao tình huống này lại làm mình phiền toái?

Ai khác bị tác động bởi quyết định của tôi?

Tôi sẽ cảm thấy như thế nào nếu hành động của tôi được công khai?

Đây có phải là trách nhiệm của tôi không?

Có phải tôi có trách nhiệm giải quyết vấn đề này? Hay đó là trách nhiệm của một người khác?

Chuyện gì xảy ra nếu tôi không hành động?

Về vấn đề đạo đức thì sao?

Quyết định của tôi có ảnh hưởng đến danh tiếng của RVC không?

Còn sự công bằng, việc giữ lời hứa, sự trung thực, sự liêm khiết thì sao?

Tôi có thể tham khảo ý kiến thêm từ ai?

Các đồng nghiệp của tôi?

Lãnh đạo của tôi?

Đã có trường hợp nào tương tự xẩy ra ở RVC chưa?